Thi công giấy dán tường bao nhiêu tiền 1 mét?

Đơn giá thi công 1m2 giấy dán tường

Giấy dán tường thi công kiểu ghép mép: 15,000 đồng/m2

Giấy dán tường thi công kiểu chồng mép: 30,000 đồng/m2

Giấy dán tường thi công kiểu chồng mép bằng keo Nhật: 40,000 đồng/m2

Trên đây là mức giá tiền mà thợ thi công giấy dán tường sẽ đề xuất với bạn khi bạn đã có sẵn giấy dán tường. Họ sẽ mang keo và phụ liệu đến tận nhà, thi công cho đến xong. Tuy nhiên, giá trên chưa bao gồm tiền thuê dàn giáo (nếu trần nhà bạn cao quá 3,2 m). Cũng chưa bao gồm tiền bóc giấy cũ, tiền bả lại mặt tường cho phẳng, tiền chống thấm (nếu tường bị ẩm).

Vì sao lại có nhiều mức đơn giá thi công giấy dán tường như vậy?

Có nhiều mức giá như trên là do độ khó khi dán khác nhau, do loại keo sử dụng khác nhau. Tôi xin giải thích kỹ hơn như sau:

1. Thi công kiểu ghép mép

  • Cách thi công này là dùng cho giấy Trung Quốc, giấy Hàn Quốc. Các loại giấy này đã được cắt ba via ở hai mép trang giấy. Khi dán, chỉ cần ghép 2 tấm giấy lại, đặt cạnh nhau, rồi vuốt cho dính vào tường. Không cần phải cắt bỏ phần ba via ở 2 mép nữa.
  • Giá thi công rẻ vì dán rất nhanh. Không mất thời gian cắt ba via.
  • Loại keo thường sử dụng là keo tinh bột pha từ bột khô, cộng thêm keo sữa.
  • Nhược điểm thứ nhất là: Mối nối giữa hai tấm giấy có thể bị hở. Bởi vì mặt tường thường không phẳng tuyệt đối. Nếu gặp chỗ tường lõm xuống, mép giấy đã cắt thẳng băng, thì hai mép của 2 tấm giấy cạnh nhau sẽ tách ra, lộ kẽ hở. Gặp chỗ tường lồi lên cũng vậy. Hai tấm giấy cạnh nhau chỉ đi thẳng khi mặt tường phẳng. Đến chỗ tường không phẳng, diện tích bề mặt như một cái chảo lõm, bao giờ cũng lớn hơn cái nắp chảo phẳng. Hai tấm giấy thì giống như nắp chảo phẳng, không sao bao hết được bề mặt chảo, sẽ có kẽ hở.
  • Nhược điểm thứ hai là: Giấy dính chết vào tường. Khi bạn muốn thay sang mẫu giấy khác, thợ sẽ bóc giấy. Giấy dán bằng keo sữa sẽ kéo cả mảng tường ra. Và tường lởm chởm. Phải bả lại thì mới dán được giấy mới lên.

2. Thi công kiểu chồng mép dùng keo khô

  • Cách thi công này là dùng cho giấy dán tường Nhật Bản. Loại này có phần tai giấy tầm 2cm ở hai mép trang giấy. Khi dán, thợ sẽ đặt 2 tấm giấy cạnh nhau, mép chồng lên nhau, rồi dùng dao trổ cắt một đường đứt xuyên cả 2 tấm giấy. Thợ lột bỏ phần tai giấy thừa đi, vuốt cho dính vào tường.
  • Cách thi công này đắt hơn vì tốn công hơn. Sau khi so hoa của hai tấm giấy cho khớp nhau, thợ phải cắt. Khi cắt, cần dùng lực vừa phải. Nếu dùng lực mạnh quá là cắt xuyên vào tường, về sau giấy sẽ bị tách mép. Để chống cắt vào tường, phải dùng phụ liệu là băng chống cắt vào tường. Để lớp keo ở mặt sau tấm giấy này không dính lên mặt trước của tấm giấy kia, phải dùng phụ liệu là băng chống dính keo lên bề mặt giấy. Thợ vừa tốn công hơn, vừa phải dùng phụ liệu, nên là đắt hơn kiểu ghép mép.
  • Ưu điểm là mối nối giữa hai tấm giấy luôn rất đẹp. Khít nhau ngay cả khi tường có lồi, lõm đi chăng nữa.
  • Nhược điểm là thi công lâu hơn. Mỗi thợ trung bình một ngày chỉ dán được 50 – 60m2 tường. Thợ dán cũng mất thời gian luyện tập lâu hơn mới dán được kiểu này.
  • Nếu bạn đã chọn dùng giấy dán tường Nhật Bản thì chỉ có kiểu dán chồng mép này thôi. Chúng tôi cũng đã thử cắt mép trang giấy bằng máy cho thật thẳng, rồi dán kiểu ghép mép cho nhanh, nhưng kết quả là không đẹp.

3. Thi công kiểu chồng mép dùng keo đặc

  • Cách thi công này giống như cách 2. Thi công kiểu chống mép dùng keo khô. Khác nhau ở loại keo sử dụng. Keo dán giấy dán tường có loại khô và loại đặc. Keo khô là keo dạng bột khô, có thể của Hàn Quốc, Anh hoặc Trung Quốc. Keo đặc là keo dạng dung dịch đặc, của Nhật Bản.
  • Keo đặc đắt hơn keo khô, nếu tính số tiền keo dùng cho 1 mét vuông bề mặt dán.
  • Keo đặc tốt hơn keo khô ở chỗ trong keo đặc đã có chất chống mốc. Nên trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, dùng keo đặc thì tốt hơn. Đặc biệt, ở Hà Nội hay các tỉnh phía Bắc có mùa nồm, độ ẩm lên tới 80 -90%. Nếu dùng keo khô thì giấy dễ bị mốc, không qua được mùa nồm đầu tiên.
  • Keo đặc của Nhật thì mới dùng cho máy cán keo tự động của Nhật được. Thi công dùng máy cán keo vừa nhanh, vừa đảm bảo lượng keo dày hơn, đều hơn.

NIBE chúng tôi thi công bằng kiểu dán chồng mép, dùng keo đặc sản xuất tại Nhật Bản cùng đầy đủ phụ liệu. 

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết khá dài này. Đội thi công của Công ty Cổ phần Nibe hy vọng được phục vụ bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *